KIẾN THỨC MARKETING ONLINE

Kiến thức thực hành về marketing online được cập nhật đầy đủ và thực tế nhất...

CHUYÊN GIA HÀNG ĐẦU VỀ MARKETING ONLINE

Nơi hội tụ những chuyên gia hàng đầu về Marketing Online...

NHỮNG BÀI HỌC TỪ THỰC TẾ

Học hỏi từ những thành công và thất bại từ thực tế...

MARKETING ONLINE

Khám phá và trải nghiệm hình thức marketing mới

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

Tổng quan về xây dựng kế hoạch marketing online

Các loại kế hoạch Marketing Online

                       

  • Kế hoạch maketing cho nhãn hiệu/ thương hiệu
  • Kế hoạch marketing cho dòng sản phẩm
  • Kế hoạch marketing cho dòng sản phẩm mới
  • Kế hoạch marketing cho từng đoạn thị trường
  • Marketing theo khu vực địa lý
  • Marketing cho khách hàng quan trọng

Các bước cụ thể trong kế hoạch hóa marketing 



1. Phân tích các số liệu kinh doanh thời gian qua2. Tìm kiếm và phân tích các số liệu về điều kiện kinh doanh hiện tại3. Phân tích SWOT4. Phát triển mục tiêu và chiến lược kinh doanh5. Xây dựng Marketing- Mix và kế hoạch hành động6. Thực hiện và phân tích tài chính7. Dự báo kết quả thực hiện kế hoạch Marketing8. Kiểm tra và điều chỉnh.

Các vấn đề cần phân tích để xác định trọng tâm chiến lược.

  • Phân tích môi trường Marketing
  • Phân tích các nguồn lực của doanh nghiệp
  • Phân tích thị trường mục tiêu
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh
  • Phân tích SWOT 

                      Nguồn: Tài liệu marketing online- Trường Đại học Ngoại Thương.

Cách đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing Online

KPIs – Các chỉ số đo lường hiệu quả của chiến dịch Online Marketing


Marketing Online bao gồm nhiều công cụ/kênh triển khai. Với mỗi công cụ của Marketing Online lại có những chỉ số riêng để đo lường và đánh giá hiệu quả.

Với người làm marketing điều được quan tâm hàng đầu là cam kết của nhà cung cấp dịch vụ như thế nào? thước đo nào đánh giá chiến dịch thành công hay không? ROI của chiến dịch thể hiện qua con số gì? Qua thực tế triển khai nhiều chiến dịch online marketing cho khách hàng, Tôi xin giới thiệu những chỉ số (KPIs – Key Performance Indicators) đánh giá hiệu quả của một chiến dịch truyền thông trực tuyến theo từng kênh triển khai. 



1. Quảng cáo Google Adwords: Số lượng click hợp lệ tối thiểu đạt được


Bản chất của Google Adwords là tính chi phí theo lượng click vào quảng cáo, và khách hàng chỉ phải trả tiền cho những click hợp lệ. Vì vậy cam kết số lượng click tối thiểu đạt được tương ứng với từng lĩnh vực/thời gian/ngân sách quảng cáo là bắt buộc. Nếu công ty nào đó offer cho bạn một gói quảng cáo Google Adwords mà không giới hạn click hoặc hiển thị 24/7 là hoàn toàn vô lý và không đáng tin, không cam kết click đồng nghĩa với việc bạn có thể chẳng thu được 1 click nào sau khi quảng cáo. Ngoài số click, quảng cáo Google Adwords còn được đánh giá thông qua một vài chỉ số quan trọng khác như:
  • lượt hiển thị quảng cáo,
  • vị trí trung bình của quảng cáo,
  • tỷ lệ click/số lần hiển thị – CTR,
  • điểm chất lượng của từ khoá,
  • giá trung bình/click…


Những chỉ số cơ bản đánh giá hiệu quả của Quảng cáo Google Adwords

2. SEO – Search Engine Optimization: Vị trí website trên trang kết quả tìm kiếm tự nhiên của Google với từ khoá tương ứng.


Chỉ số đó tưởng chừng đơn giản nhưng nó chưa hẳn đã phản ánh được việc bạn chọn làm SEO có hiệu quả hay không? Bạn cần chú ý đến các chỉ số phụ khác bao gồm:
từ khoá SEO được lựa chọn có bao nhiêu lượng tìm kiếm/tháng,
lượng traffic từ Google về website của bạn ứng với từ khoá SEO là bao nhiêu/ngày/tháng,
thứ hạng Alexa website của bạn thay đổi như thế nào so với thời điểm trước khi làm SEO,
Page Rank website của bạn thay đổi như thế nào so với thời điểm trước khi làm SEO,
website của bạn đã được tối ưu những gì,
website của bạn có bao nhiêu back link, back link đó ở những đâu, …

3. Email Marketing: Số lượng email gửi đi thành công hoặc số lượng email mở


Đó là hai chỉ số cơ bản thể hiện hiệu quả của chiến dịch Email Marketing mà bạn vừa thực hiện, ngoài ra còn nhiều chỉ số khác bạn cũng nên lưu tâm:
số lượng click vào link trong email
số lượng người từ chối nhận email
số lượng email được forward cho người khác
tỷ lệ email vào inbox hoặc vào spam: chỉ số này khá quan trọng, tuy nhiên hiện nay chưa có hệ thống gửi email nào báo cáo được.


Những chỉ số cơ bản đánh giá hiệu quả chiến dịch Email Marketing

4. Social Media – Truyền thông mạng xã hội

4.1 Forum Seeding – Nick Feeding – PR Forum: Với dịch vụ này bạn cần quan tâm đến các chỉ số:

số comment
số lượt view topic
số comment tiêu cực
số comment của các thành viên uy tín
tần suất tương tác/phản hồi trong ngày của topic

4.2 Facebook Fan – Dịch vụ thu hút người hâm mộ cho Facebook Fanpage:

Chỉ số quan trọng đánh giá mức độ thành công của dịch vụ này là số lượng fan thu hút được trong thời gian triển khai, và còn các chỉ số khác không kém quan trọng sau đây:
thuộc tính xã hội của fan: độ tuổi/giới tính/ngôn ngữ/địa lý
tốc độ tăng fan (mỗi ngày tăng được bao nhiêu fan)
mức độ tương tác trên mỗi hoạt động của fanpage (post bạn đưa lên có bao nhiêu lượt view, bao nhiêu lượt comment)
số lượng/tỷ lệ thành viên tích cực (active user)
số lượng thành viên tham gia game/hoặc khảo sát/mua hàng… trên fanpage
số lượng page views của fanpage
đường dẫn tới Fanpage (dạng http://facebook.com/fanpage_name), lựa chọn được một đường dẫn ngắn gọn và đúng với thương hiệu của doanh nghiệp không phải là đơn giản và dễ dàng.
lượng traffic về website có nguồn từ facebook


Chỉ số về độ tuổi - Một trong những chỉ số đánh giá hiệu quả của Facebook Fanpage

4. 3 Youtube Channel – Dịch vụ xây dựng kênh video trên Youtube

Ngoài yêu cầu và đánh giá về tính thẩm mỹ của việc thiết kế giao diện kênh video trên Youtube và chất lượng của các video clips những chỉ số sau đây cũng nói lên mức độ thành công của Youtube Channel:
số lượng người đăng ký cập nhật video trên Channel (subcriber)
tổng số lượng xem video clips
số lượng và mức độ comment trên Youtube Channel

5. Quảng cáo hiển thị/quảng cáo banner: Hai chỉ số đơn giản để đánh giá hiệu quả là số lượt xuất hiện của banner và số lượng click vào banner quảng cáo.

Hình thức quảng cáo banner hiển thị hiện vẫn đang là hình thức phổ biến và chiếm thị phần lớn nhất trong các kênh của online marketing tại Việt Nam, tuy nhiên không có nhiều doanh nghiệp biết cách đánh giá hiệu quả của hình thức quảng cáo này, họ chỉ đơn thuần đặt banner lên và theo dõi banner hiển thị cho tới khi hết thời gian quảng cáo mà không biết đánh giá mức độ hiệu quả bằng cách nào. 

Để có được một chiến dịch quảng cáo banner hiệu quả doanh nghiệp cần quan tâm đến những điểm sau đây:

thuộc tính của website đặt banner: website có lượng traffic, pageviews ra sao?

độc giả truy cập website có đúng đối tượng khách hàng cần tiếp cận?

thời gian đặt banner: không nên đặt banner kéo dài liên tục trong một khoảng thời gian dài (liên tục trên 02 tuần)

vị trí của banner: banner có ở vị trí dễ nhìn, đúng tầm mắt của độc giả?

kích thước banner: kích thước quá nhỏ sẽ không thu hút được sự chú ý của khách hàng, theo IAB thì nên chọn một số kích thước chuẩn sau: 300x250px, 336x280px, 160x600px, 120x600px, 728x90px để đạt được kết quả tối ưu

nội dung và cách thiết kế banner: hiệu ứng và nội dung của banner có tác động rất lớn đến hành vi click của khách hàng, vì vậy thông tin cần hết sức đơn giản, ngắn gọn, lôi cuốn, kích thích hành động,
Quan điểm của bạn về các chỉ số trên như thế nào? Bạn có những chỉ số nào khác để đánh giá hiệu quả của các hoạt động online marketing?

Nguồn: Sưu tầm

Đánh giá website khi tiến hành Marketing Online

Để đánh giá hiệu quả các hoạt động Marketing Online mà bạn đã làm đã thực sự hiệu quả hay chưa?Đồng thời để hỗ trợ tốt cho bạn khi thực hiện Marketing Online. Bạn cần một bản đánh giá website một cách đầy đủ và chính xác.


Chúng ta sẽ tập trung sử dụng các thước đo và công cụ đánh giá mức ảnh hưởng và hiệu quả website của bạn.



Các bước cảm nhận của người xem



Bất cứ lúc nào, các khách ghé thăm website thường ở một trong những bước dưới đây:

1. Attention – Chú ý

2. Interest – Thích thú

3. Desire – Mong muốn

4. Action – Hành động

5. Satisfaction – Thỏa mãn

Ở mỗi bước, người xem có những mong muốn khác nhau, và việc thiết kế website phải đảm bảo thực hiện được những mong muốn đó.


Thiết kế nhằm lôi kéo sự chú ý



Câu hỏi đặt ra : Liệu thiết kế có thu hút sự chú ý của người xem trong một vài giây? Liệu rằng thiết kế có giúp người xem nhanh chóng tìm được thông tin mà họ đang tìm kiếm?

Trong khi những các tiếp cận khác nhau cần được áp dụng cho các trang chính và trang bên trong website, một điều cần phải làm đó là nếu bạn không nhanh chóng làm cho người xem chú ý, họ sẽ dời sang website khác để xem.


 


Headings ( phần mở đầu) của trang website có sức ảnh hưởng lớn trong việc thu hút sự chú ý.

Đánh giá thông qua: Bounce rates (là tỷ lệ % lượng truy cập vào website hoặc từ trang web khác tới website của bạn và rời bỏ website của bạn. Có nghĩa là tỉ lệ người truy cập không tìm thấy thông tin hữu ích trên website của bạn) và exit rates(là tỉ lệ phần trăm khách truy cập rời khỏi trang Web nhất định dựa trên số visits của trang đó (hoặc pageviews)

Giải pháp: Hầu hết các công cụ phân tích website sẽ cho bạn biết số lần bạn thất bại trong việc thu hút sự chú ý của người xem.

Exit rates cho bạn biết có bao nhiêu người rời website tại một trang cụ thể nào đó, trong khi Bounce rates cho bạn biết có bao nhiêu người rời website của bạn mà không vào xem đến trang thứ hai, hoặc cũng có thể đánh giá bounce rate bằng số lượng người rời bỏ website ngay trong 10 giây đầu tiên.

Từ những đánh giá này, xem xét và thiết kế lại giao diện cũng như nội dung của website, các trang cho website sao cho hợp lý nhất.


Làm tăng sự thích thú của người xem




Câu hỏi đặt ra: Liệu người xem có nghĩ rằng họ đang ở đúng nơi họ cần? Bạn có thể cho người xem cảm nhận rằng thông tin trên website bạn phù hợp với họ?

Nếu bạn tạo cho người xem cảm giác thích thú đối với website của bạn, họ sẽ dành nhiều thời gian hơn để đọc và dạo quanh website. Trong nhiều trường hợp, thiết kế website nên thực sự dễ dàng cho người xem lướt qua, đọc và tham gia vào các hoạt động tương tác trên trang web.

“Mất bao nhiêu thời gian để đọc một bài viết” đối lập với “hầu hết người xem bỏ ra bao nhiêu thời gian cho mỗi bài viết”. Ví dụ, theo một số nguồn thông tin, tốc độ đọc trung bình của các sinh viên đại học ở khoảng 250 – 350 từ/ phút. Nếu một bài viết có khoảng 1000 tử, nó sẽ mất 2,8 đến 4 phút để đọc. Liệu có nhiều người bỏ ra một khoảng thời gian như thế để đọc 1 bài viết, và như vậy sẽ có nhiều từ trong bài viết không được đọc và không thu hút được người xem.

Một số ví dụ khác: Có bao nhiêu người click nút Play một video, hoặc xem một ảnh sản phẩm khác có liên quan tới sản phẩm hiện tại? Trong khi nội dung là cái tạo ra sự thích thú thì thiết kế website chính là tạo cho nội dung dễ dàng được tìm thấy và có sức hấp dẫn.

Càng có nhiều những sự chuyển biến nhỏ (micro conbversion) xảy ra, càng có nhiều người sẽ có thể tính đến chuyện mua hàng, đăng nhập hoặc điền vào các mẫu đăng ký (macro conversions).


(Event: các hoạt động tương tác như Click, comment hay xem video….)

Cách mà người xem tương tác với một website chứng tỏ sự thích thú của họ với những thứ website đưa ra.

Đánh giá dựa trên: Số lượng tương tác với thiết kế. Thời gian bỏ ra trên các trang web.

Giải pháp: Kiểm tra mức độ thiết kế website thu hút được sự chú ý của người xem bằng cách sử dụng một chức năng trong Google Analytics đó là “Event tracking”, nó có thể cho thấy những gì mà người xem thường làm trên website của bạn ( click, kéo thanh trượt, comments, mở video và mọi thứ khác.

Bạn cũng có thể sử dụng thử Clicktale, một công cụ ghi lại tổng thể những tương tác của người xem đối với website và cho phép bạn play lại chúng. Nó cho thấy rõ ràng người xem tương tác thế nào với trang web.


Thiết kế website làm tăng ham muốn và hành động.




Câu hỏi đặt ra: Liệu thiết kế có thực sự làm tăng sự chấp nhận của khách xem và tạo cho họ cảm thấy họ sẽ nhận được giá trị từ những gì bạn cung cấp? Liệu người xem có click vào nút “đặt hàng”?

Mỗi sản phẩm hoặc dịch vụ trên website đều khác biệt, và nhiệm vụ của nhà Marketing Online là tạo cho chúng sự khác biệt và điều đó làm cho người xem sẽ chọn cái này thay vì các khác.

Nếu website hiệu quả, khoảng cách từ người xem tới hành động sẽ ngắn lại rất nhiều. Nó giúp các quyết định mua hàng hay đăng nhập của người xem nhanh hơn, và điều này sẽ tạo cho các hành động diễn ra mau chóng.

Đánh giá thông qua: Những click vào mua hàng, đăng nhập…

Giải pháp: Theo dõi click bằng các giải pháp như Crazy Egg cho bạn câu trả lời về những gì mà người truy cập tương tác với Call-to-action button của bạn.

Nhằm tăng độ ham muốn của người xem, kiểm tra đa biến ngẫu nhiên và kiểm tra tách biệt A/B (A/B split testing)sẽ giúp bạn thấy sự khác biệt của các thiết kế và tìm được một thiết kế hiệu quả nhất.


Thiết kế website thỏa mãn người xem



Câu hỏi đặt ra: Sau khi người xem click, liệu trang kế tiếp có thỏa mãn họ bằng việc đưa ra chính xác những gì họ muốn ?

Thiết kế những thứ phía sau click và việc rất quan trọng để tạo sự chuyển hướng, đổi ý của người xem. Bạn đã tạo được cho người xem sự chú ý, thích thú và ham muốn, và cho đến lúc này, thiết kế website sẽ chỉ có hai nhiệm vụ.

Nhiệm vụ thứ nhất là tạo ra quá trình chuyển đổi ý của người xem nhanh nhất ( tối ưu quá trình thanh toán, tối giản hóa các mẫu đăng ký, ….)

Nhiệm vụ tiếp theo của thiết kế website đó là phải chắc rằng mọi câu hỏi mà ngưởi truy cập đặt ra về quá trình mua hàng đều được trả lời chính xác và nhanh chóng, tránh việc người xem phải bỏ dở quá trình mua để tìm kiếm câu trả lời.

Thật đáng tiếc nếu mất đi khách hàng tại bước này bởi website không hiệu quả.

Đánh giá thông qua: Funnels và paths ( funnel là đường dẫn, các bước mà bạn đưa ra để người xem tới được trang đích mà bạn mong muốn, paths là thói quen của người xem khi hướng tới trang đích của bạn).

Giải pháp: Nếu bạn có ngân sách cho việc này, bạn nên thử các tools như Kissmetrics, MixPanel hoặc Performable để theo dõi Funnels và Paths của sự chuyển đổi ý định.

Mặt khác cũng có thể sử dụng Google Analytics goal- and funnel tracking, hoặc PadiTrack, một ứng dụng miễn phí của Google Analytics dành cho việc xây dựng Funnels.

Nguồn: Tài liệu marketing online- Trường Đại học Ngoại Thương và sưu tầm


Cách biến khách ghé thăm website thành khách hàng của doanh nghiệp


Bây giờ bạn đã biết phải làm thế nào để trang web cũng như các nội dung khác của mình được tìm thấy bởi thị trường mục tiêu thông qua rất nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, nếu chỉ thu hút được khách ghé thăm trang web vẫn chưa đủ. Bạn cần phải biến những vị khách này thành các cơ hội chào hàng chất lượng và khách hàng chịu rút hầu bao để mua sản phẩm của bạn. 

Sức mạnh thực sự của Marketing Online không chỉ giới hạn trong khả năng mở rộng phần miệng phễu bán hàng* (và thu hút nhiều khách ghé thăm), mà còn mở rộng đoạn giữa chiếc phễu này (biến nhiều cơ hội chào hàng thành khách hàng thực sự).

“Sự chuyển đổi/biến đổi” được coi là sự kết hợp hoàn hảo giữa khoa học và nghệ thuật nhằm khuyến khích khách hàng tham gia sâu hơn vào doanh nghiệp của bạn. Bạn làm điều này bằng cách giúp mọi người thực hiện một số hoạt động như: nhận thư quảng cáo của công ty thông qua thư điện tử, điền thông tin vào một số mẫu có sẵn hoặc đính blog của bạn vào RSS Reader của họ.


Bạn cần phải cung cấp cho khách ghé thăm nhiều phương cách khác nhau để kết nối với công ty – đừng buộc họ chỉ có chọn lựa duy nhất là phải gọi trực tiếp đến công ty hoặc mua sản phẩm thông qua trang web. Lý do là, không phải vị khách nào ghé thăm trang web của bạn cũng đề ở cùng vị trí trong chu kỳ mua bán – điều đó có nghĩa là một số người sẵn sang mua sản phẩm/dịch vụ ngay tại thời điểm này, trong khi số khác sẽ không thực hiện hành vi mua bán cho đến 6 tháng nữa – hoặc thậm chí là lâu hơn. 

Vì vậy, tốt hơn hết, bạn nên cung cấp cho khách hàng nhiều lựa chọn kết nối ở bất kỳ mức độ nào mà họ cho là thoải mái nhất, từ việc chỉ đưa ra một cái tên và một địa chỉ thư điện tử để bạn gửi thư giới thiệu hàng tháng cho đến việc điền vào một mẫu khai thông tin dài để nhận được một báo cáo trắng (white paper), một buổi hội thảo trực tuyến (webinar), hoặc một sản phẩm dùng thử (demo). 

Bạn cũng cần phải hiểu rằng các vị khách ghé thăm không phải lúc nào cũng truy cập từ trang chủ - thêm một lý do để bạn không nên coi trang web của mình như một cuốn cẩm nang giới thiệu (brochure). Thường thì khi tìm kiếm trang web của bạn thông qua Google hoặc một trang thứ ba, người tìm kiếm sẽ được đưa tới trang web có nội dung gần nhất với những gì mà họ đang tìm kiếm.

Đó có thể là một trang giới thiệu thông tin về sản phẩm của công ty, một bài viết trên blog, hoặc một trang bất kỳ trên trang web của bạn. Chính vì vậy, khi nghĩ về việc chuyển đổi, hãy cân nhắc đến hành vi tiềm ẩn mà một vị khách ghé thăm có thể làm để kết nối sâu hơn với bạn khi anh ta/cô ta dừng chân tại bất kỳ trang nào trong trang web của bạn.



Một khi đã có được khách ghé thăm, bạn chỉ dẫn cho anh ta/cô ta một cách chính xác những việc cần làm – và bạn thực hiện điều này với một lời kêu-gọi-hành-động (call-to-action) thực sự thuyết phục. Thật khó để có thể diễn tả hết tầm quan trọng của phương pháp kêu-gọi-hành-động hời hợt (ví dụ, một trang liên hệ Contact Us có chứa địa chỉ thư điện tử của công ty) với một phương pháp kêu-gọi-hành-động đầy sức thuyết phục có thể tạo ra sự chênh lệch giữa một bên là tỷ lệ chuyển đổi 0,5% và bên kia là 5%. 

Với một trang có khoảng 1.000 lượt khách ghé thăm mỗi ngày, đó là sự khác biệt giữa 5 và 50 cơ hội chào hàng chất lượng mỗi ngày. Dưới đây, chúng tôi sẽ mô tả bốn tiêu chuẩn của một phương pháp kêu-gọi-hành-động cso thể hạ gục mọi khách ghé thăm: Có giá trị (Valable), Dễ sử dụng (Easy to use), Nổi bật (Prominent), và Hướng đến hành động (Action oriented) – (VEPA - xem Minh họa 8.1).

Nguồn: Tài liệu marketing online- Trường Đại học Ngoại Thương và sưu tầm

Các cách quảng bá Marketing Online thực hành tổng thể


Internet phát triển, website trở thành công cụ hữu hiệu nhằm quảng bá cho website. Đây cũng được coi là sự lựa chọn thông minh và thức thời cho doanh nghiệp, thay vì các hình thức pr, quảng cáo tốn kém khác.

Vậy làm thế nào để khách hàng tìm được website của bạn?

Để thực hành marketing online, sau đây là tổng hợp các cách quảng bá website cho bạn:



1. Tên miền website để quảng bá



Chọn địa chỉ tên miền để khách hàng dễ gõ và dễ nhớ, và liên quan tới từ khóa mà các nhà Marketing online cần SEO.

2. Quảng cáo địa chỉ website tới khách hàng



Giai đoạn đầu, bạn nên đặt banner lên các trang web mà khách hàng mục tiêu của bạn hay ghé thăm (nếu khách hàng là cá nhân)

Hoặc quảng cáo địa chỉ web trên các phương tiện truyền thống như: card, tờ rơi, bì thư, trên sản phầm.v.v...

3. Đăng ký trên các công cụ tìm kiếm.


                                   
Để giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm, bạn cần đặt nhiều đường link từ khóa. Google xắp xếp thứ hạng bằng cách nhiều trang web giới thiệu link đến website của mình, tỷ lệ clik chuột và thời gian ghé thăm website.v.v...

                           

Hoặc bạn có thể mua từ khóa quảng cáo từ khóa đặt trên công cụ tìm kiếm google.

4. Hoặc quảng cáo trên website liên quan ngành nghề.


5. Liên kết, chia sẻ khách hàng với các website khác.


6. Email Marketing.



Bạn cần lựa chọn giữa gửi Email đại trà hàng loạt hay gửi chọn lọc cho từng đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn.

7. Marketing lan tỏa



Gửi đến khách hàng của bạn những thông điệp, hay các video có ý nghĩa. Mục đích để khách hàng của bạn sẽ tự chia sẻ cho bạn bè của họ.

8. Quan hệ quần chúng



Gián tiếp qua website khác nói các điều tốt về doanh nghiệp của mình. để tác động vào lòng tin khách hàng.

                      Nguồn: Tài liệu marketing online- Trường Đại học Ngoại Thương.

Để hỗ trợ Marketing Online, website cần như thế nào?


Đối với những nhà Marketing Online không chuyên, việc chọn lựa đúng các các yếu tố trên trang web để đi kèm với cách bố trí hợp lý có thể gây ra khó khăn ban đầu. Rất nhiều nhà Marketing Online mắc phải sai lầm về làm một thiết kế web quá tổng quát, không tập trung vào mục tiêu chính của trang web. 

Tập trung vào mục tiêu chính của website để làm Marketing Online

Một số bước quan trọng đảm bảo thiết kế một trang web để làm Marketing Online thành công.

1. Xác định mục tiêu của trang web

Trước khi bạn tạo phong cách cho cách trang web hoặc nội dung bài viết, hãy xem xét điều này: Đối tượng nào là những người mà website của bạn định nhắm tới? Đây là yếu tố quan trọng trong việc bảo đảm việc xem xét, thẩm mỹ và nội dung phản ánh bản chất thật sự của website hoặc thông điệp mà các trang web đang cố gắng truyền tải. Người dùng của bạn có thể ngạc nhiên trước thiết kế, nhưng có thể bị lạc vào những gì trang web đang cố gắng làm cho.


2. Đơn giản là cần thiết


Khi thiết kế web, bạn đừng cố gắng để gây ấn tượng với thiết kế phức tạp. Hãy làm cho thiết kế đơn giản và sạch sẽ và gây ấn tượng với nội dung trên trang web của bạn. Đặt các bài viết vào các trang web với nội dung chất lượng tốt nhất bạn có thể làm. Phần lớn các du khách sẽ đến với trang web của bạn sẽ được tìm kiếm thông tin, chứ không phải để xem trang web của bạn tuyệt như thế nào, vì vậy hãy cung cấp cho họ chính xác những gì họ muốn.

3. Bám sát mục tiêu chính của bạn


Các yếu tố web cụ thể có nghĩa là để tạo ra một số kích thích cho người sử dụng. Một cách tiếp cận dựa trên nội dung dành cho nghiên cứu và các mục đích thông tin, nơi thiết kế của bạn phần lớn là dựa trên quản lý nội dung và dễ dàng truy cập dữ liệu được lưu trữ cho người dùng của bạn để phân tích hoặc nghiên cứu. Các trang web trực quan hấp dẫn hơn hướng tới kích động kích thích cảm xúc, tạo ra một cảm hứng cho khách thăm site. Hãy nhớ rằng khi bạn thiết kế các trang web, sẽ là rất quan trọng để bám sát vào mục tiêu ban đầu của bạn.

4. Tạo ra thiết kế phản ánh bạn hoặc doanh nghiệp của bạn


Tiếp thị trang web của bạn hoặc sản phẩm của bạn là quan trọng như thiết kế trang hoàn hảo. Hãy nhớ rằng, cũng như người tiêu dùng duyệt trang của bạn, cá tính của bạn được thể hiện trên từng thiết kế và sẽ tạo ra một nhận thức phổ quát về cách thức người dùng của bạn sẽ xác định bạn. Hãy cố gắng tạo ra một thiết kế mà làm cho bạn cảm thấy thoải mái. Kết hợp màu sắc và cảm giác thoải mái khi nói đến thiết kế và bố trí của bạn, điều này là bình thường một cách tốt để đi vào và đảm bảo rằng trang web của bạn thể hiện cá tính của bạn. Nếu bạn tìm thấy một cái gì đó hấp dẫn ở các trang web khác, hãy đánh dấu trang đó lại và sau này bạn có thể sử dụng trang web đó như là một nguồn cảm hứng.

5. Kiểm tra và đo lường sự thành công của bạn


Hãy nhớ rằng việc giữ một hệ thống giao tiếp mở giữa bạn và khách thăm trên trang web của bạn là một trong những điều tốt nhất để làm để đo lường hiệu quả của các trang web của bạn. Phân bổ một phần cụ thể của trang web của bạn dành cho người dùng phản hồi hoặc cung cấp địa chỉ email nơi người dùng có thể nói ra ý kiến của mình về trang web của bạn. Các đánh giá tốt nhất để xem trang web của bạn có thực sự tốt hay không là được lắng nghe những nhận xét từ những người sử dụng chúng.
Nguồn: Sưu tầm

Chi phí quảng cáo giành cho Marketing online

Chi phí quảng cáo giành cho các phương tiện truyền thông xã hội

Chi phí quảng cáo trực tuyến có xu hướng tăng dần

 

Một số thống kê của thế giới về mạng xã hội Facebook

- Facebook là mạng xã hội được nhiều người ưa thích 

•500 triệu người sử dụng toàn cầu
•Hơn 120 triệu người sử dụng tại Mỹ
•Hơn 50 triệu người sử dụng mỗi ngày tại Mỹ
•Hơn 50% người truy cập Facebook hàng ngày (mỗi tháng truy cập 24 lần và thời gian truy cập là 425 phút)

- Số lượng người ưa thích Facebook rất lớn (Likes)

•Giá trị của những người hâm mộ Facebook là 3,6 đôla tương đương với chi phí phần ngàn căn bản
•Họ chi tiêu nhiều hơn 71,84 đôla cho những sản phẩm mà họ ưa thích
•41% trong số họ giới thiệu sản phẩm ưa thích tới bạn bè của họ

- Các DN nhỏ và vừa cũng đang sử dụng Facebook

•1 triệu DN nhỏ có hồ sơ trên Facebook
•Số lượng các DN nhỏ sử dụng truyền thông xã hội tăng gấp đôi vào năm ngoái (từ 12% đến 24%)


                      Nguồn: Tài liệu marketing online- Trường Đại học Ngoại Thương.